Trong rất nhiều bài viết của mình, mình thường hay sử dụng lệnh chown. Đây là 1 lệnh khá quan trọng mà bạn nên biết, nhất là khi chúng ta quản lý quyền truy cập vào file, folder đối với các đối tượng khác nhau trên Linux. Hôm nay vinasupport.com sẽ có bài viết hướng dẫn chi tiết về lệnh chown trên Linux.
Chown là gì? Giới thiệu về lệnh chown
Vậy chown là gì? Chown là 1 lệnh để thay đổi chủ sở hữu của file, thư mục trên hệ thống Linux/Unix. Cùng với chmod, lệnh chown được sử dụng để thiết lập quyền truy cập của user, group lên hệ thống file và thư mục trên Linux/Unix.
Để dễ dang hiểu bài viết này, các bạn vui long tham khảo 2 bài viết này trước:
- Chmod là gì? Hướng dẫn sử dụng lệnh chmod trên Linux/Unix
- Quản lý User, Group trên Linux bằng Command Line
Cú pháp lệnh của chown
chown [option]... [owner][:[group]] file...
Với
- owner là user của hệ thống
- group là group của hệ thống
Danh sách các option thường xuyên được sử dụng:
- -R (–recursive): Thay đổi chủ sở hữu của tất cả thư mục và file
- -f (–silent, –quiet): Chế độ im lặng, ko báo bất kỳ message gì
- -v (–verbose): Output ra màn hình toàn bộ file, folder đã xử lý
Xác định quyền sở hữu của file và thư mục
Các bạn sử dụng lệnh ls -la
Một số ví dụ về lệnh chown
1. Thiết lập chủ sở hữu là admin và group vinasupport cho tệp tin test.txt
chown admin:vinasupport test.txt
2. Thiệt lập quyền sở hữu là admin và group admin cho tập tin test.txt
chown admin:admin test.txt
Hoặc
chown admin test.txt
3. Thiết lập quyền sở hữu cho thư mục /opt/www
chown admin:vinasupport /opt/www
4. Chỉ chuyển quyền sở hữu từ tài khoản được chỉ định sang tài khoản khác.
find /opt/www -uid 1050 -exec chown newuser:newgroup {} +
VD trên sẽ chuyển tài khoản có uid là 1050 sang quyền sở hữu của tài khoản newuser và group: newgroup
Bạn có thể sử dụng -user <username> thay cho -uid.
Nguồn: vinasupport.com