Ngày 24/04/2020, Canonical chính thức phát hành phiên bản mới nhất của HDH Ubuntu 20.04 LTS. Vì vậy VinaSupport đã nhanh chóng cài đặt và trải nghiệm phiên bản beta này. Dưới đây là một số thông tin về HDH Ubuntu 20.04, cấu hình tối thiểu, cũng như cách cài đặt từng bước một bằng hình ảnh.
Chú ý: Đã có hướng dẫn cài đặt phiên bản Ubuntu 24.04 LTS mới nhất ở bên dưới:
Để hiểu thêm chi tiết về HDH Ubuntu các bạn vui lòng tham khảo bài viết sau.
Các bước chuẩn bị
- File iso cài đặt
Download Link - Máy ảo VirtualBox hoặc VMWare hoặc có thể tạo USB Boot để cài trực tiếp trên ổ cứng, tham khảo bài viết này: Tạo một Bootabe USB bằng Startup Disk Creator.
Yêu cầu phần cứng tối thiểu
- 2 GHz dual core processor
- 4 GiB RAM (system memory)
25 GB ổ cứng trở lên - VGA capable of 1024×768 screen resolution
- Ổ CD/DVD hoặc cổng USB Port để kết nối với thiết bị cài đặt
- Có Internet để download bản update, các phần mềm bên thứ 3,…
Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 20.04 LTS
Đầu tiên boot hệ điều hành từ CD / USDB hoặc từ file cài đặt .iso
Đầu tiên, sẽ kiểm tra ổ đĩa của bạn. Để loại bỏ bước này bấm tổ hợp phím [ Ctrl + C ]. Tuy nhiên bước kiếm tra này diễn ra khá nhanh, nhanh hơn các phiên bản khác nên các bạn cứ để nó chạy.
Ở màn hình Welcome, chúng ta có 2 tùy chọn là:
- Try Ubuntu: Sử dụng thử Ubuntu mà ko phải cài đặt
- Install Ubuntu: Cài Ubuntu lên ổ đĩa để sử dụng
=> Chúng ta bấm Install Ubuntu để thực hiện việc cài đặt.
Chọn loại bàn phím để sử dụng, mặc định là US Keyboard => Bấm [ Continue ] để tiếp tục
Tùy chọn cài đặt phần mềm để sử dụng
- Normal Installation: Ở chế độ cài đặt bình thường sẽ tích hợp nhiều phần mềm, trình duyệt, tiện ích, game, trình chơi nhạc
- Minimal Installation: Ở chế độ cài đặt tối thiếu chỉ có trình duyệt FIrefox và 1 số tiện ích cơ bản
Các bạn nên bỏ chọn “Download updates while installing Ubuntu” để quá trình cài đặt diễn ra nhanh hơn do không phải download bất cứ bản updates nào từ Server.
Ở tùy chọn cài đặt này. Nếu là người mới bắt đầu, các bạn nên để nguyên rồi bấm nút cài đặt [ Install Now ]
Còn nếu bạn muốn cài đặt nâng cao thì bấm vào [ Advanced Features ] . Đây cũng là 1 điểm mới của Ubuntu 20.04 LTS
Khi bấm vào [ Advanced Features ], chúng ta có 2 tùy chọn nữa là:
- Use LVM with the new Ubuntu installation
- EXPERIMENTAL: Erase disk and use ZFS
Sau khi bấm [ Install Now ] nó sẽ hỏi bạn có muốn viết lên ổ đĩa không? Hãy chắc chắn ổ đĩa bạn chọn không có những dữ liệu quan trọng vì quá trình này không thể rollback lại.
Chọn địa điểm của bạn, nó sẽ cấu hình thời gian, timezone cho hệ thống
Nhập các thông tin về user. Thông tin này sẽ được sử dụng để đăng nhập vào Ubuntu
Và như vậy quá trình cài đặt sẽ diễn ra. Chúng ta sẽ phải chờ 1 khoảng thời gian tùy vào phần cứng của bạn yếu hay mạnh. Như máy ảo của mình 3GB RAM, 3 vcore thì chỉ mất khoảng 15 tới 20 phút.
Sau khi cài đặt xong, một màn hình popup hiện lên sẽ yêu cầu bạn restart. => Bấm [ Restart Now ] để restart lại.
Nếu bạn cài trực tiếp bằng ổ đĩa DVD, hay USB thì hãy gỡ nó ra. Sau đó bấm phim [ Enter ] để tiếp tục boot vào HDH
Hệ điều hành đang boot
Sau khi đã boot vào HDH, hãy đăng nhâp thông tin user mà bạn đã tạo ở bước trên
Kết nối tới tài khoản online của bạn như: Tài khoản Ubuntu, Google, NextCloud, Microsoft
=> Bấm [ Skip ] để bỏ qua
Set up Livepatch => Bấm [ Next ] để bỏ qua
Bạn có muốn gửi thông tin hệ thống cho Canonical để cải thiện HDH Ubtunu? Ở đây mình cài trên máy ảo nên bỏ qua
Location Service => chia sẻ thông tin về địa điểm của bạn
Cuối cùng bấm [ Done ] để kết thúc cài đặt
Đây chính là màn hình desktop
Cuối cùng chúng ta đã cài đặt thành công Ubuntu 20.04 LTS mới nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về quá trình cài đặt, hãy comment bên dưới. Mình rất sẵn sàng trả lời các thắc mắc.
Nguồn: vinasupport.com
Ubuntu 20.04 với CentOS 8 nên cài cái nào cho VPS chạy wordpress với Opencart nhỉ?
Cái nào ổn định hơn ah?
Vì cả 2 cái này đều mới
CentOS 8 bạn ạ! Vì Ubuntu 20.04 mới ở phiên bản beta.
Các bạn nên bỏ chọn “Download updates while installing Ubuntu” để quá trình cài đặt diễn ra nhanh hơn do không phải download bất cứ bản updates nào từ Server.
Nên chọn các bạn. OS sẽ hoạt động tốt nhất sau khi cài tành công
Bạn có thể update các bản vá sau khi cài đặt được mà!
Cho mình hỏi là máy mình dùng chip Intel pentium 1.10Ghz được cài sẵn win 10 nhưng khá lag và giật nhưng không được hỗ trợ để xuống được win 7. Mình định đổi sang HĐH Lubuntu thì có được không nhỉ và nên sử dụng phiên bản nào là hợp lý nhất.
Máy của bạn cấu hình khá thấp, bạn thử dùng Ubuntu 18.04 xem sao.
Mình đã cài Ubuntu 20.04 bằng USB boot. Nhưng máy lại không kết nối mạng mặc dù có nhìn thấy. Kiểm tra thì máy mình card là Qualcomm atheros AR9485. Mình đã kiểm tra một vài thứ và phát hiện driver bị thiếu và lỗi. Máy chạy Python 3.8 nhưng lại không có pip
Driver bị thiếu thì hơi khó kiếm bạn ạ! Mặc định không có pip thì bạn có thể cài thêm bằng lệnh
sudo apt install python-pip
Mình cài Ubuntu 19.04 lên ổ cứng đã format hết để chỉ chạy mỗi Ubuntu, nhưng khi cài xog khởi động lại nó ra màn hình GNU GRUB Version 2.02 mình ko bjt làm ntn nữa. Làm ơn chỉ mh cách xử lý vs ạ.
Bạn thử cài Ubuntu bản 20.04 xem sao.
Mình đã cài đặt hoàn tất theo hướng dẫn của bạn! Cảm ơn bạn rất nhiều. Mình đang cần truy cập vào tài khoản root thì làm cách nào bạn ơi! Đg rất cần nên chờ hướng dẫn của bạn!